Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Đường Đến Phòng Khám Chuyên Khoa  Y Học Cổ Truyền Bs Vũ Văn Điều

Đông y với bệnh tay chân miệng

(SKĐS) Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông ythuốc nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
Trong Đông y truyền thống, không thấy đề cập đến căn bệnh có tên “thủ - túc - khẩu” (tay - chân - miệng). Tuy nhiên, căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện và tình trạng lây lan nhanh thành dịch, các chuyên gia Đông y hiện đại đã xếp bệnh “tay - chân - miệng” vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.
Đông y với bệnh tay chân miệng
Đông y với bệnh tay chân miệng
Đông y với bệnh tay chân miệng
Mộc thông
Mộc thông
Trên lâm sàng, Đông y thường căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể, để phân loại các chứng trạng bệnh và sử dụng vị thuốc, bài thuốc thích hợp, theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” như sau:
Thể thấp độc tập phu:
Khi ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: miệng và chân tay xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau. Bộ phận các phỏng nước nhanh chóng vỡ ra thành vết loét. Kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác...
Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp độc tập phu” (thấp độc tấn công vào phần da).
Với trường hợp này, có thể sử dụng các vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh nhiệt giải độc” và “hóa thấp hoạt huyết” để chữa:
Bài thuốc tiêu biểu (Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm): dùng sinh thạch cao (thạch cao chưa nung) 30g, sinh địa hoàng 10g, sừng trâu 20g, hoàng liên 8g, chi tử 10g, huyền sâm 12g, đan bì 10g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 5g, cát cánh 6g, cam thảo 5g; Sắc nước uống trong ngày.
Thể thấp nhiệt uẩn kết:
Nếu ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: mặt, lưng hoặc chung quanh các móng ở ngón chân, ngón tay và gót chân, bàn chân, bàn tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước kích cỡ khác nhau, nốt nhỏ cỡ như hạt gạo, nốt to cỡ như hạt đậu; kèm theo miệng loét, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác.
Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp nhiệt uẩn kết” (thấp tà và nhiệt tà tích đọng).
Để chữa trị có thể sử dụng những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh hóa thấp nhiệt” và “giải độc” để chữa.
Bài thuốc tiêu biểu (Tả hoàng thang gia giảm): dùng hoắc hương 20g, chi tử (dành dành) 6g, sinh thạch cao 15g, nhẫn đông đằng 12g, kinh giới 8g, sinh cam thảo 6g; sắc nước uống trong ngày.
Thể tâm tỳ tích nhiệt:
Nếu thấy ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: trong khoang miệng và vòm khẩu cái có nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngón chân, ngón tay cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết loét; kèm theo miệng khô khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng; mạch tế sác.
Đó là những biểu hiện của chứng “Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích ở các tạng tâm, tỳ).
Có thể sử dụng những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh tả tâm tỳ” và “lợi niệu giải độc” để chữa.
Bài thuốc tiêu biểu (Đạo xích tán gia giảm): dùng mộc thông, sinh địa, cam thảo, trúc diệp (lá tre), xa tiền tử, đăng tâm thảo, liên tử tâm... mỗi thứ 3 - 5g, sắc nước uống.
Việc sử dụng Đông Nam dược để phòng trị hoặc hỗ trợ trị liệu tại nhà, cần tiến hành dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của các thầy thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có uy tín. Nếu thấy ở trẻ có những biểu hiện lạ, cần đưa ngay đến bệnh viện, để xử lý một cách kịp thời.

Lương y HUYÊN THẢO

Giới thiệu

Y học cổ truyền phương đông là một kho tàng quý báu của phương đông nói chung và của Việt Nam nói riêng,nền y học được xây dựng trên cơ sở của triết học phương đông, được ứng dụng gần 4000 năn trước cho đến nay.Y học cổ truyền bao gồm ;chữa bệnh không dùng thuốc(Châm cứu,Cấy chỉ, xoa bóp-bấm huyệt, Tác động cột sống, khí công-dưỡng sinh) và chữa bệnh dùng thuốc ( thuốc nam, thuốc bắc ).Hiệu quả chữa bệnh bằng y học cổ truyền đạt hiệu quả tốt trên lâm sàng.Với tâm huyết giữ gìn ,kế thừa và ứng dụng trong công tác phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền .Phòng khám chúng tôi góp phần thừa kế và ứng dụng ,bảo tồn vốn cổ của phương đông .


Phương pháp chữa bệnh bằng đông y đang là được lựa chọn là phương pháp chữa bệnh của thế kỷ 21. Điều trị theo đông y được cho là phương pháp điều trị toàn diện dựa trên căn bản âm dương ,ngũ hành và hệ thống kinh lạc trên cơ thể. Xin giới thiệu với các bạn địa chỉ chữa bệnh bằng đông y hiệu quả cao do BS. Vũ Văn Điều khám và chữa bệnh.
Tại phòng khám chúng tôi kết hợp YHCT và YHHĐ để điề trị bằng các phương pháp sau:

  •  Khám bệnh, bốc thuốc.  
  • Châm cứu, Thủy châm.
  • Chôn chỉ Catgut vào huyệt châm cứu
  •  Xoa bóp - Bấm huyệt.
  • Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.



Cùng với đó là những thiết bị máy móc hiện đại chuyên nghành vật lý trị liệu do Trung Tâm Điện tử kỹ thuật y sinh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu chuyển giao công nghệ ứng dụng trong điều trị .Với trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật chuyên khoa gồm :

  •  Thiết bị kéo dãn cột sống cổ, cột sống lưng.
  •  Máy điện xung trị liệu .
  •  Điện phân dẫn thuốc.
  •  Ánh sáng trị liệu.
  •  Xoa bóp cổ điển và xoa bóp bấm huyệt theo y học cổ truyền.
  •  Kỹ thuật kéo dãn bằng tay, kỹ thuật di động khớp, kỹ thuật vận động trị liệu...
Điều trị bằng phương pháp Y Học Cổ Truyền kết hợp với Y Học Hiện Đại có kết quả cao . Vậy nên khi bạn và người thân có các triệu chứng của bệnh nêu trên cần đến gặp  thầy thuốc chuyên khoa để được khám và đưa ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt .

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Điều trị đau vai gáy bằng xoa bóp bấm huyệt

Ấn vào các cơ thang và cơ ức đòn chũm thấy đau và co cứng vồng lên so với bên lành. Toàn thân sợ lạnh,rêu lưỡi trắng, mạch phù. Đau vai gáy là một bệnh hay gặp trong lâm sàng, gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công tác của người bệnh. Bệnh xảy ra tức thời sau khi ngủ dậy hoặc quay cúi cổ đột ngột, khi gặp lạnh, sau khi gánh vác nặng hoặc tư thế gối cao đầu một bên (đau vai gáy cấp tính). Cũng có thể đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do bệnh nghề nghiệp (đau vai gáy mạntính).

Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy (lạc chẩm) thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở nên phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập, bì phu kinh lạc làm tắc trệ mà gây ra đau (ngoại nhân). Hoặc do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh (nội nhân). Hoặc do khi ngủ gối đầu cao bất thường (bất nội ngoại nhân). Người bệnh có biểu hiện đột nhiên cổ gáy vai đau cứng (có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên cổ gáy), quay cổ khó khăn, hạn chế hoặc không thể Phương pháp chữa: trục phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị của Y học cổ truyền dân tộc không cần dùng thuốc, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê đều có thể học và làm được. Sau đây là những thao tác cơ bản:
- Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng và làm lần lượt các động tác sau: xoa, day, lăn, bóp từ vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh đến đại trùy và lên huyệt phong trì. Từ huyệt đốc du lên huyệt phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần.
- Bấm và day các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du (vừa bấm vừa vận động cổ quay sang phải và sang trái). Riêng huyệt bá lao khi bấm thì không vận động cổ.
- Khi xoa bóp nếu kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.
- Kiểm tra cơ ở vùng huyệt đốc du nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ thì bệnh nhân sẽ đỡ đau và vận động cổ gáy dễ dàng ngay.
- Khi vận động cổ bệnh nhân: thầy thuốc nắm một bàn tay kê ngang cổ bệnh nhân làm điểm tựa, còn tay kia của thầy thuốc điều khiển cổ bệnh nhân nghiêng sang phải, sang trái, cúi cổ và ngửa cổ.
Lưuý:
- Đối với những bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên do mật độ khoáng chất của xương giảm dần nên cần cho đo kiểm tra mật độ khoáng chất xương trước khi làm xoa bóp.
- Với những trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy mạn tính thì cần cho chụp film X-quang phổi để loại trừ các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất.

Theo Hanoimoi

Hiệu quả chữa bệnh bất ngờ từ phương pháp châm cứu





Ảnh minh họa
Chính nhờ sự kết hợp hài hòa giữa Đông y và Tây y, châm cứu đã tạo nên những hiệu quả bất ngờ trong y học.
Ngày nay, các bác sĩ đông y ứng dụng khoa học tiên tiến vào châm cứu để chữa rất nhiều loại bệnh. Phương pháp chữa bệnh này đã đạt những thành tựu đáng tin và trở thành sự lựa chọn của nhiều người.
Bệnh gì cũng tìm đến châm cứu
Châm cứu là phương pháp tác động lên huyệt của cơ thể bằng kim châm cứu hoặc sức nóng của ngải cứu để gây kích thích đạt tới sự phản ứng của cơ thể, điều hòa âm dương trong cơ thể nhằm mục đích điều trị bệnh. Về nguyên lý phương pháp châm cứu ngày nay vẫn giống người xưa, nhưng nhờ sự sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nên phương pháp thực hiện đã tiến bộ hơn nhiều.
Rất nhiều người sau thời gian chữa trị bệnh bằng phương pháp châm cứu sức khỏe được cải thiện trông thấy và đặt niềm tin vào sự kỳ diệu của cây kim.
Ông Mạnh ở Trung Hòa, Cầu Giấy bị tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt nửa người. Gia đình đưa đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị lấy lại cân bằng hệ thần kinh vận động. Châm cứu kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt và luyện tập gần 2 tháng sau ông có thể đứng dậy và tập những bước đi đầu tiên bằng nạng. Tiếp tục điều trị tại bệnh viện kết hợp chỉ dẫn của bác sĩ tập luyện tại nhà, giờ ông đã có thể tự đi lại. "Những tưởng không bao giờ còn tự mình đi lại được nữa! Giờ không phải nằm một chỗ là mừng lắm rồi! Dù không thể khỏe chân, nhanh nhẹ như xưa nhưng có thể đi bằng đôi chân của mình tôi không còn mong gì hơn nữa".- Ông Mạnh vui mừng ra mặt.
Một trường hợp khác, bé Gia Tuệ sinh năm 2009 quê Phú Thọ hiện đang điều trị châm cứu tại Bệnh viện châm cứu Trung ương. Cô bé 3 tuổi, còi cọc đi chưa vững nếu ai lần đầu gặp cùng đều đoán cháu bé chỉ gần 2 tuổi. Bà nội của cháu bé cho biết, thấy cháu còi cọc, hơn 2 tuổi vẫn chưa biết đi, bố mẹ cháu đưa đi khám mới biết cháu bị yếu xương chân. Được giới thiệu đến bệnh viện châm cứu điều trị, từ năm ngoái đến giờ cháu có thể đứng và tập đi được vài bước. Bà nội Gia Tuệ kể: "Ở đây trẻ đến điều trị các bệnh về não đông lắm! Có cháu lúc đến ngơ ngẩn không biết gì, nằm liệt một chỗ, điều trị thời gian thấy có nhiều dấu hiệu tốt lên rồi".
Còn anh Hoàng là một bệnh nhân bị tai biến dẫn đến co giật, méo miệng, vẹo cổ, chân tay khuềnh khoàng. Chị Loan, vợ anh tìm mua nhiều loại thuốc quý hiếm về cho chồng uống những không có kết quả. Nghe mấy chị bạn giới thiệu đi châm cứu có thể chữa được chị đưa chồng đến Bệnh viện Châm cứu khám và điều trị. Các bác sĩ của bệnh viện thực hiện châm cứu kết hợp xoa bóp, bấm huyệt bệnh của anh Hoàng dần thuyên giảm. Sau thời gian điều trị, tuy không trở lại bình thường như lúc đầu nhưng cả miệng và cổ cải thiện rõ rệt.
Chữa bệnh thông thường và hỗ trợ điều trị bệnh nan y
Trước nay, người dân quan niệm châm cứu chỉ trị được một số bệnh thông thường như đau lưng, nhức đầu, đau bụng, tê bại, thủng trướng hay trúng phong, kinh giản... Nhưng trên thực tế ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế thới đã khẳng định châm cứu đối phó với vô số bệnh tật.
Bởi châm cứu lập lại cân bằng âm dương, điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc, làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động, điều hoà nội tiết tố trong cơ thể. Châm cứu đặc biệt có tác dụng nhanh và hiệu quả đối với các bệnh như đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đau lưng cấp,
viêm khớp vai, các chứng đau, liệt...
Ngoài những bệnh thông thường, phổ biến trên châm cứu ứng dụng điều trị hầu hết các bệnh lý khác. Nhất là các bệnh về thần kinh, liệt, tai biến, điều trị cho trẻ em mắc các di chứng do tai biến sản khoa dẫn đến câm điếc, bại não... Đặc biệt, phương pháp châm cứu còn có thể thực hiện cắt cơn nghiện ma túy hỗ trợ cai nghiện hiệu quả
Anh Thanh ở Thanh Xuân Bắc phát hiện cậu con trai duy nhất bị nghiện ma túy, không muốn đưa con đi trại vì sợ ảnh hưởng tương lai của con sau này. Âm thầm mời thầy thuốc Đông y gần nhà rất có uy tín mà anh tin tưởng đến châm cứu cắt cơn nghiện cho con. Cứ như thế, mỗi khi con lên cơn nghiện anh lại phải chạy đi gọi thầy thuốc. Nhờ châm cứu cùng với quyết tâm cai nghiện, con trai anh Thanh đã dần từ bỏ được ma túy.
Chính nhờ sự phát huy các thế mạnh của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, châm cứu đã thu hút đông bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, thần kinh, chấn thương… đến điều trị. Không chỉ chữa được nhiều loại bệnh, châm cứu còn phụ trợ rất tốt trong việc điều trị những căn bệnh quái ác như ung thư.
Riêng điều trị cho trẻ em châm cứu đặc biệt hiệu quả chữa các bệnh do tổn thương đến não như chấn thương sọ não, bại não, động kinh, di chứng do viêm não, viêm màng não, xương yếu, bại liệt trẻ em, câm điếc, teo gai thị, dị ứng, hen phế quản,... Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, mỗi năm có ngoài hàng trăm em bé đến điều trị nội trú và rất nhiều bé điều trị ngoại trú bằng châm cứu. Để giúp các em trở lại với cuộc sống bình thường ngoài điều trị bằng Tây y, nhiều gia đình đưa các cháu đi châm cứu giúp phục hồi chứ năng hanh hơn.
Vì thế, châm cứu được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn, đơn giản, ít tốn kém, phù hợp với mọi lức tuổi, điều trị được nhiều loại bệnh (trong đó có bệnh nan y,mãn tính) hiệu quả cao hiện nay.
Ưu điểm nổi trội của chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu là không yêu cầu bệnh nhân phải nhập viên, phương pháp châm cứu có thể chữa trị cho bệnh nhân ở bất kỳ nơi nào từ bệnh viện đông y, trạm xá, phòng y tế, nhà bệnh nhân, bệnh viện Tây y…. Mặc dù phải điều trị trong một thời gian dài nhưng mỗi lần trị liệu chỉ thực hiện khoảng 30 phút - 60 phút, thao tác nhanh đơn giản, không cần trang bị nhiều. Đối với những bệnh nhân có bệnh nhưng do hệ miễn dịch kém hoặc dị ứng với thuốc thì châm cứu sẽ rất hữu hiệu giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật.
Ngoài ra, một thành tích không thể không nói đến của châm cứu là phương pháp phương pháp châm tê đã giúp cho các bác sĩ gây mê giảm hoặc thay thế hoàn toàn lượng thuốc mê, thuốc tê trong phẫu thuật cho những người già yếu không đủ sức khỏe chịu đựng lượng thuốc mê lớn.
Bác sĩ tư vấn của Trung tâm y khoa công nghệ cao 24 Liễu Giai cho biết:
Châm cứu có thể chữa được nhiều bệnh như: Đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình, cơ thể suy nhược, huyết áp; đau lưng, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa; phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não, liệt mặt, bại liệt trẻ; viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn; di tinh, liệt dương, thống kinh, kinh nguyệt không đều; viêm đại tràng cấp và mạn, bệnh trĩ, viêm dạ dày; viêm kết mạc, chắp lẹo, đau răng... Thời gian điều trị lâu hay nhanh tùy từng bệnh. Những bệnh văn phòng đơn giản như đau vai gáy thì chỉ sau khoảng 5 buổi châm là hết bệnh, đau khớp mãn tính thì khoảng 10 buổi trở lên. Còn những bệnh nặng thì phải tùy thuộc vào từng bệnh cụ thể. Tuy nhiên, các bệnh đều phải khám Tây y xác định rõ nguyên nhân rồi kết hợp với Đông y để chữa trị. Nhìn chung, chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu thì phải cần có thời gian.
Theo afamily

Đau lưng, châm cứu hiệu quả hơn


Nếu đau lưng, hãy nghĩ tới những cây kim. Bởi các chuyên gia phát hiện ra rằng liệu pháp đông y này điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào.
 Phải đến 85% chúng ta đã từng có cảm giác đau nhói một vài lần nào đó. Chỉ riêng tại Anh, đau lưng tiêu tốn khoảng 500 triệu bảng (tương đương với khoảng 750 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.
 Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.
 Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.
 Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 - 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.
 Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn” khi so với phương pháp thông thường.
 Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.

Theo Dân trí

Đau nửa đầu: Châm cứu đúng, hiệu quả dài lâu

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada cho biết phương pháp châm cứu đúng huyệt đạo có thể giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu và tác dụng này có thể kéo dài trong nhiều thángCác nhà khoa học Bệnh viện Trường ĐH Charite (Berlin, Đức) đã tiến hành nghiên cứu trên 500 người lớn bị chứng đau nửa đầu, trong đó một nhóm được châm cứu đúng huyệt đạo và một nhóm chứng (châm kim vào những huyệt không đặc hiệu). Bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng của chứng đau nửa đầu vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau 4 tuần điều trị châm cứu.
Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có giảm tần số cũng như cường độ của triệu chứng đau nửa đầu sau 1 tháng điều trị. Tuy nhiên ở nhóm điều trị đúng huyệt, tác dụng giảm đau kéo dài đến 3 tháng trong khi nhóm chứng không có được hiệu quả giảm đau kéo dài này
 Theo Tuoitre

Châm cứu giảm béo: Ứng dụng sáng tạo của y học dân tộc

Dư luận quan tâm hiện nay, đó là dùng châm cứu. Đây là phương pháp đã được GS Nguyễn Tài Thu nghiên cứu từ những năm 60 thế kỷ trước và đã thành công.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, phóng viên báo Khuyến học & Tòa Soạn đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Bá Phong, bác sĩ đang công tác tại Khoa điều trị toàn diện - Viện Châm cứu TƯ và cũng là người chủ trì đề tài "Nghiên cứu tác dụng của Điện Mãng châm trong điều trị giảm cân ở người béo phì".
Vừa giảm béo vừa giảm bệnh
Phương pháp châm cứu để điều trị giảm cân được gọi là điện mãng châm. Đây là sự kết hợp giữa phương pháp mãng châm với kích thích điện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Với phương pháp này, người ta sử dụng kim mãng châm có độ dài từ 20 - 25cm (tùy theo độ dài của từng huyệt đạo, trạng thái cơ thể của bệnh nhân cao hay thấp) để châm lên huyệt. Sau khi đã châm kim vào huyệt, dùng lực từ từ đẩy kim theo các huyệt đạo cho đến khi đắc khí. Khi đã đắc khí thì dùng máy điện châm dẫn khí. Mỗi vị trí huyệt đạo khác nhau phải có thủ pháp châm kim khác nhau.
Thời gian điều trị cho mỗi lần khoảng 30 phút với 60 ngày cho một liệu trình điều trị. Một người béo phì có thể thực hiện nhiều liều điều trị. Trên thực tế, cũng có thể điều trị trong thời gian ngắn hơn, từ 15 - 20 ngày và trọng lượng được giảm khá nhiều. Song việc điều trị giảm béo một cách từ từ được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất, vì nguy cơ béo lại sẽ thấp hơn so với những người giảm béo nhanh.
Sau khi áp dụng điều trị cho 35 người béo phì bằng phương pháp điện mãng châm với liệu trình điều trị là 60 ngày, kết quả cho thấy, tất cả những người này đều tiến triển tốt. Cân nặng trung bình của mỗi người trước liệu trình điều trị là 67kg nay xuống còn 62,3kg. Như vậy, mỗi người trung bình đều giảm được gần 5kg. Các chỉ số vòng bụng trung bình giảm hơn 3cm, vòng mông giảm 5,5cm và vòng đùi giảm 3cm.Bên cạnh việc giảm béo, dùng phương pháp điện mãng châm còn giúp người béo phì giảm các chứng mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Điện mãng châm còn làm thay đổi huyết áp và tình trạng rối loạn lipít của người béo phì. Những đối tượng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biểu hiện rối loạn khác kèm theo như glucose máu tăng, nguy cơ về các bệnh tim mạch tăng lên, từ đó làm tăng nguy cơ về các bệnh mãn tính



Giảm mỡ bụng bằng phương pháp châm cứu

Rất khó ảnh hưởng tới tính mạng nếu gặp sự cố
Để thực hiện kỹ thuật mãng châm đòi hỏi bác sĩ phải là những người chuyên môn giỏi, có thể châm lên huyệt một cách chính xác và nhẹ nhàng. Vì nếu châm kim không chuẩn xác có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó ảnh hưởng tới tính mạng của họ.
Bên cạnh đó, đòi hỏi người có nhu cầu giảm béo phải có thái độ tích cực hợp tác với các bác sĩ, kèm theo đó phải có sự điều chỉnh hợp lý về chế độ dinh dưỡng.
Hiện nay tại Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất Viện Châm cứu TƯ thực hiện được phương pháp châm cứu giảm béo. Tuy nhiên, số lượng người đến Viện không nhiều vì đa số những người béo muốn giảm cân không chỉ vì sức khỏe mà còn vì mục đích thẩm mỹ. Bởi vậy, họ không muốn bác sĩ coi họ là những người bệnh mà chỉ là những người có nhu cầu thẩm mỹ.
Trước tâm lý này, ông Nguyễn Quốc Khoa, Viện phó Viện Châm cứu TƯ cho biết, Viện cũng đang có kế hoạch mở các trung tâm châm cứu thẩm mỹ ở bên ngoài dành cho những người có nhu cầu. Bên cạnh đó, Viện cũng sẽ mở rộng công tác đào tạo cán bộ, như vậy mới bảo đảm được số lượng lớn bác sĩ điều trị có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo nhân dân.
Được biết cho đến thời điểm này, tại Viện Châm cứu Trung ương, những người có nhu cầu giảm béo đến điều trị tại đây đều không phải trả tiền. Không phải vì phương pháp này đang trong quá trình nghiên cứu mà vì Viện chưa coi nó là một dịch vụ chữa bệnh.
Theo Thegioiphunu

10 món ăn tốt cho người đau răng

(SKDS) Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp... Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc hỗ trợ trị bệnh.
Món ăn khi bị đau răng, sâu răng
Cháo dạ dày lợn, củ cải:
10 món ăn tốt cho người đau răng
Dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín, cho tiếp các gia vị vào rồi cho ra bát. Cho gạo đã vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín múc vào bát củ cải và dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ hư, ích khí, chỉ khát, trị đau răng lợi.
Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 - 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo, cháo chín bỏ thạch cao, cho đường trắng vào, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: trị vị nhiệt, đau răng, viêm họng, ho, đau đầu, cảm mạo.
Canh xương lợn nấu với rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, bột gia vị vừa đủ. Cho xương sống lợn và rễ bồ hòn vào nồi, đổ 1.200ml nước đun cạn còn 400ml, cho gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, trị đau răng, sưng tấy chân răng.
Cháo đậu phụ thương nhĩ: 1 bìa đậu phụ, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Thương nhĩ tử bọc trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: tản phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống, trị sâu răng.
Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Cho 3 vị vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn 2 - 3 lần trong ngày. Công dụng: bổ âm, bổ thận sinh tân, nhuận táo lương huyết, giải độc, trị sâu răng.
Răng lợi chảy máu
Cháo chi tử, ngẫu tiết:
10 món ăn tốt cho người đau răng
chi tử 10g, ngẫu tiết 15g (đốt ngó sen), thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho dành dành và đốt ngó sen vào nấu thành cháo, gạn bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo. Ngày ăn 1 lần, liền trong 7 ngày. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trị lợi sưng tấy do tràng vị tích nhiệt.
Bì lợn nấu táo tàu:

10 món ăn tốt cho người đau răng
bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1 - 2 giờ, đem nhập cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào trộn đều là được, chia ăn 2 - 3 lần trong ngày. Công dụng: ích khí bổ âm, dưỡng huyết cầm máu, trị khí âm bất túc chảy máu chân răng, bệnh máu không đông.
Cháo dấm, ngọc trúc: ngọc trúc 15g, gạo lức 100g, dấm gạo vừa đủ. Cho nước vào ngọc trúc nấu kỹ rồi bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ âm, nhuận phế, sinh tân dịch, mạnh dạ dày, trị chảy máu chân răng lâu ngày không khỏi do vị âm hư suy.
Cháo hoa hiên, sinh địa: rau hoa hiên 60g, sinh địa 15g, đốt ngó sen tươi 30g, gạo lức 100g. Cho 3 vị trên vào nồi, đổ nước đun kỹ, lọc lấy nước rồi cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn ngày 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt, chỉ huyết, giải độc tiêu viêm, trị răng lung lay chảy máu, nhức đầu ù tai.
Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc: hà thủ ô 15g, vỏ áo lạc nhân 3g, gạo lức 60g. Hà thủ ô cho vào nước ngâm mềm rồi ninh lấy nước thuốc, đổ gạo và vỏ áo lạc nhân, thêm nước vừa đủ nấu cháo, chia ăn trong ngày, liên tục 4 - 5 ngày. Công dụng: trị thận âm suy tổn, hỏa hư bốc lên làm răng lợi chảy máu.

Lương y Nguyễn Minh

Đông y chữa bệnh nám da

(SKDS).Theo y học cổ truyền, những người có da mặt sạm, nám đen thường mệt mỏi, uể oải, đầu nặng, buồn ngủ, lưng đau. Mạch trầm, sác. Nguyên nhân do thận âm hư rồi dẫn đến thận dương cũng hư. Thận thủy bị tướng hỏa phản khắc, ức chế, dần dần gây nám da. Dưới đây là một số bài thuốc uống có thể giúp cải thiện, ngăn ngừa nám và sạm da.
Bài 1: Hà thủ ô (đỏ) 16g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, đậu ván 10g, cúc tần 10g, nhân trần 10g, lạc tiên 12g, cỏ mần trầu 8g, mã đề 8g, bạc hà 8g, cam thảo nam 6g, gừng (nướng) 4g. Tất cả nấu với một lít nước sắc còn 200ml, chia hai lần uống trước bữa ăn. 10 ngày là một liệu trình. Dùng trị chứng nám da do can khí uất, tinh thần không thư thái, thường hay tức ngực, đau tức vùng hông sườn, vú và vùng bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều.
Đông y chữa bệnh nám da
Ngải cứu.
Bài 2: Đinh lăng 16g (hoặc đảng sâm 16g), đậu ván 12g, lạc tiên 10g, nhân trần 10g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, trần bì 6g, rễ tranh 8g, cam thảo nam 8g. Sắc uống như trên. Dùng chữa chứng nám da do khí hư: Người mệt mỏi, không có sức, kinh nguyệt không đều, tinh thần không thư thái, sợ lạnh, nước tiểu trong, phân thường mềm nhão, lưỡi có sắc nhạt, rêu lưỡi trắng.
Bài 3: Hà thủ ô 16g (hoặc đương quy 12g), hương phụ 10g, ngải cứu 10g, đậu đen 10g, rau má 12g, nhân trần 10g, lá dâu 8g, lạc tiên 12g, mã đề 8g, cam thảo nam 8g. Sắc uống như trên. Dùng trị chứng nám da do huyết hư: Người gầy yếu, da khô, sắc mặt vàng, hoa mắt, chóng mặt, đi cầu táo, tiểu vàng, nóng, người bứt rứt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, lưỡi nhạt, rêu vàng.
Bài 4: Thục địa (chưng rượu) 20g, hoài sơn (sao vàng) 16g, táo nhục (bỏ hạt) 12g, bạch phục linh 8g, mẫu đơn bì (sao thơm) 12g, trạch tả (ngâm nước muối 2 giờ, sao khô) 8g, thiên hoa phấn 12g, hạ khô thảo 8g, gừng tươi 8g, câu kỷ tử 12g, cúc hoa 8g. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ 600ml nước sắc còn 150ml. Sắc 2 lần, hòa chung 2 nước, uống 2 lần trong ngày sau bữa ăn 2 giờ. Uống 10 - 15 thang, nghỉ 7 ngày lại uống tiếp đợt 2. Phụ nữ đang có kinh nguyệt và thai nghén không được uống. Sau khi sinh 2 tháng mới uống.
Bài 5: A giao 12g, xuyên khung (sao rượu) 8g, bạch thược (sao rượu) 12g, bạch phục linh 12g, đương quy 12g, quảng bì (sao thơm) 8g, sinh địa 12g, huỳnh kỳ 8g, thăng ma 8g, chích thảo 6g, bắc sài hồ (tẩm rượu sao thơm) 8g, gừng sống 8g. Sắc uống như bài trên. Bài này chỉ dùng cho phụ nữ đã có con mà da mặt đen sạm.
Bài 6: Ích mẫu thảo 30g, tang ký sinh 30g, trứng gà 4 quả, đường phèn vừa đủ. Trứng luộc, bóc vỏ cho vào nồi nấu với ích mẫu, tang ký sinh. Đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 30 phút rồi cho đường phèn vào quấy tan; vớt bỏ ích mẫu, tang ký sinh. Ăn trứng uống nước ngày 1 thang. Liên tục trong 10 ngày.  Công dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, hoạt huyết, trị mặt sạm đen, trứng cá.
Bài 7: Rau má 40g, câu kỷ tử 40g, quế tâm 4g. Tất cả phơi khô, tán bột uống liên tục trong 1 - 2 tháng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Bác sĩ Hoài Hương

Ngũ vị tử an thần, bổ thận...

(SKDS).Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử. Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng an thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ. Liều dùng: 4-8g.
Ngũ vị tử an thần, bổ thận...
Cây và quả ngũ vị tử.
Cách dùng ngũ vị tử làm thuốc
Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.
Chữa thận dương hư, hoạt tinh: tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước: đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Dùng cho bệnh nhân viêm gan mạn tính: ngũ vị tử sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần. Đợt dùng 30 ngày, uống với nước sôi hoặc nước cơm, thêm chút muối đường.
Món ăn – bài thuốc có ngũ vị tử:
Bài 1: Rượu nhân sâm ngũ vị tử: rượu 500ml, nhân sâm 10-20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.
Bài 2: Tim lợn hầm ngũ vị tử: tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.
Bài 3: Ngũ vị tử hồ đào tán: ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm. Dùng cho nam giới di mộng tinh.
Kiêng kỵ: người bệnh bên ngoài có biểu tà, trong có thực nhiệt không được dùng; người viêm khí phế quản mới phát gây ho, sốt không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết với đinh hương

(SKDS).Đinh hương còn có tên khác là cống đinh hương, đinh tử. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương.
Hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi nở thì rụng sớm, rất nhiều nhị. Quả mọng dài, quanh có các lá đài, thường chỉ chứa một hạt.
Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết  với đinh hương
Cây nụ đinh.
Cây mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để thu hoạch hoa làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là nụ hoa, nụ thơm chứa nhiều tinh dầu có màu hơi vàng nâu, có độ rắn là tốt. Đinh hương được sử dụng làm gia vị trong chế biến thức ăn trong nhiều nền văn hóa ẩm thực. Trong nấu ăn đinh hương được dùng ở dạng nguyên vẹn hay nghiền thành bột và tạo mùi rất mạnh nên chỉ sử dụng ít cho mỗi lần chế biến các món ăn.
Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Một số bài thuốc từ đinh hương:
Bài 1: Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết:  Đinh hương 20g, long não 12g, rượu trắng loại cao độ  250ml, hàng ngày lắc cho đều thuốc, ngâm trong 7 ngày liền. Lấy thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần.
Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết  với đinh hương
Dược liệu đã sơ chế.
Bài 2: Sát khuẩn chân răng, chữa sưng đau răng do viêm: Đinh hương, xuyên tiêu mỗi vị 20g, tán bột mịn, bôi hàng ngày nơi đau.
Bài 3: Trị chứng viêm loét miệng: Đinh hương 5g, tán bột mịn, cho ít nước sôi để nguội cho ngấm đều thành nước sền sệt (sau 3 giờ). Dùng tăm bông chấm vào nước thuốc này bôi vào nơi viêm. Hàng ngày cần súc miệng nước muối loãng nhiều lần, chữa liền 5 ngày.
Lưu ý: Phân biệt nụ đinh hương với hoa cây nụ đinh là loại bé hơn, không thơm, khi khô đầu nụ teo lại. Những người hư hàn thì không nên dùng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Nam

Bài thuốc trị chứng đái dầm

(SKDS) Đái dầm là bệnh gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên, biểu hiện khi ngủ tự đái, nhẹ thì vài ngày một lần, nặng đêm nào cũng đái dầm hoặc một đêm đái vài lần khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý; bệnh cũng có khi gặp ở người lớn.
Theo Đông y, đái dầm thuộc phạm vi chứng di niệu... Nguyên nhân là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yế́u, hạ nguyên không vững chắc, co bóp của bàng quang rối loạn; do phế, tỳ bị hư nhược hoặc do thói quen xấu của trẻ. Phép chữa thường là điều bổ chức năng của tạng thận, làm vững chắc khí lực vùng hạ tiêu, điều hòa sự co bóp của bàng quang. Xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh.
 Tổ bọ ngựa là vị thuốc trị chứng đái dầm do thận khí hư hàn.
Thể thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn):
biểu hiện đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 - 3 lần một đêm; sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu trong dài, đái nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô sác. Phép chữa là ôn thận cố sáp. Dùng một trong các bài:
Bài 1: tổ con bọ ngựa 40g, ích trí nhân 40g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: tổ con bọ ngựa 12g, thỏ ty tử 8g, ích trí nhân 8g, phá cố chỉ 12g, đẳng sâm 12g, ba kích 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 3: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, đan bì 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, ô dược 12g, ngưu tất 12g, phá cố chỉ 8g, ích trí nhân 8g, tổ bọ ngựa 8g, xương bồ 5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 4: tổ bọ ngựa 12g, viễn chí 8g, xương bồ 6g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, đẳng sâm 16g, phục thần 12g, đương quy 8g, quy bản 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 5: thỏ ty tử 8g, sơn thù du 6g, ích trí nhân 8g, phá cố chỉ 8g, phụ tử chế 8g, phục thần 8g, phi tử 4g, ngũ vị tử 4g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Có thể phối hợp hai bài 4 và 5 tác dụng càng tốt.
Thể phế khí, tỳ khí hư (khí hư): biểu hiện đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi đạm, mạch nhu hoãn. Phép chữa là bố khí cố sáp. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoài sơn 12g, mạch môn 8g, sa sâm 8g, kỷ tử 8g, đẳng sâm 12g, khiếm thực 12g, thỏ ty tử 8g, tang phiêu tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, trần bì 6g, cam thảo 6g, sài hồ 12g, thăng ma 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia2 lần.
Bài 3: hoàng kỳ 12g, tật lê 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, sơn thù 8g, thăng ma 8g, ích mẫu 8g, phục thần 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Thể can kinh uất nhiệt: Biểu hiện đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là sơ can thanh nhiệt (nêu can kinh có nhiệt), tư âm thanh nhiệt (nếu âm hư). Dùng một trong các bài:
Bài 1: long đởm thảo 6g, sài hồ 8g, chi tử 8g, hoàng bá 6g, tri mẫu 8g, mộc thông 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, hoàng bá 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý:  Trẻ bị đái dầm thường tự ti xấu hổ nên cha mẹ cần động viên, tránh mắng mỏ trẻ, nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào một giờ nhất định, tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ. Không nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, sữa, nước quả trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ. Nếu trẻ kêu đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đòi uống nước nhiều, thèm ăn hoặc sưng mắt cá chân... cần cho trẻ đi bệnh viện khám và điều trị.  

  Lương y Thái Hòe